Nhiều người có suy nghĩ để tìm chỗ luyện nghe TOEIC? Suy nghĩ
trong đầu tìm 1 trung tâm để luyện nghe TOEIC 1 cách tốt hơn. Hy vọng tràn trề
trong 8 tuần sẽ đạt kết quả trong mơ?
Đúng! Hãy tiếp tục mơ, bởi vì không 1 khoá luyện TOEIC nào có
thể làm trình độ nghe của bạn cải thiện trong 1 đến 2 tháng cả. Chỉ có mơ thôi.
Và bài viết dưới đây, có lẽ sẽ làm bạn tỉnh giấc mộng TOEIC
dễ dàng của mình.
Nếu bạn muốn thức dậy và chinh phục thử thách nghe TOEI, tôi
sẽ cho bạn 1 bài viết cực kì chi tiết và hữu ích, hướng dẫn từng bước từng bước
cách để có thể tự ôn nghe TOEIC cực kỳ hiệu quả.
Bài viết rất dài, và không dành cho những ai thích sự dễ
dàng, mì ăn liền trong học tập. Để cho ra bài viết này, tôi đã đầu tư rất nhiều
thời gian và tâm tư. Hy vọng hữu ích cho các bạn.
Nghe TOEIC tốt
Nhiều lò luyện TOEIC chỉ chú trọng 1 việc duy nhất là giải đề
mà giải đề chỉ là rèn luyện khả năng làm bài. Đơn giản như việc hát nhiều không
có nghĩa là hát hay, giải đề TOEIC nhiều chỉ
làm bạn đạt được 1 số điểm nhất định chứ không đưa bạn đến cho bạn sự
thành công và hiệu quả nhất cho bài thi
TOEIC.
Đó là lý do sau mỗi khoá luyện thi, điểm nghe của bạn khó có
thể lên được hơn 50 điểm so với trình độ thực của mình.
Để có thể tăng thể 100
điểm TOEIC thật ra chúng ta cần khoảng 200 giờ học “nghiêm túc”. Tuy nhiên
hôm nay tôi sẽ rút ngắn quảng đường xuống 1 nữa cho bạn.
(Click để xem hình lớn hơn)
Bảng nghiên cứu số
giờ cần học để cải thiện các mốc điểm trong bài thi TOEIC. Cột đầu bên trái là
điểm hiện tại, hàng đầu tiên trên cùng là điểm mong muốn. Các số ô màu trắng
phía trong là thời gian cần để tăng từ mức hiện tại lên mức mong muốn.
Bài nghe TOEIC không khó về nội dung, tuy nhiên có nhiều yếu
tố làm cho bài nghe TOEIC trở nên khó nhai:
Bài nghe dài, liên tục trong 45 phút.
Nhiều yêu cầu khác nhau.
Giọng đọc đa dạng (Anh, Mỹ, Úc).
Nắm được những yếu tố đó, chúng ta có thể dễ dàng có chiến
lược trị bài nghe TOEIC 1 cách gọn lẹ nhất.
1. Tập dần thói quen nghe với cường
độ cao.
Có lẽ sẽ đâu đầu, đau tai, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ...
Không phải cảm sốt hay tâm thần gì cả, đó là cảm giác khi nghe tiếng Anh liên
tục trên 15 phút đối với những bạn chưa quen thôi.
Với những bạn khi lần đầu nghe tin tức trên CNN, BBC sẽ có
cảm giác mệt mỏi, chẳng hiểu nó lãi nhãi cái quái gì, nghe tiếng được tiếng
không, nghe 1 hồi là nhức đầu, chóng mặt, cảm giác như bị đi lạc vô chỗ quái
quỷ nào đó. Bình thường thôi, những nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy như
vậy là:
Không nghe tiếng Anh thường xuyên.
Thường chỉ nghe những đoạn ngắn.
Có thói quen dịch từng từ sang
tiếng Việt.
Vì thế thường thì các bạn không đủ kiên nhẫn để chiến đấu
liên tục suốt 45 phút với bài nghe TOEIC. Nhiều bạn chia sẻ, “nghe 1 hồi là hết
biết băng đĩa nói gì”, “nghe được tới phần 2 là tao hoa mắt, nhức đầu, không
còn nghe được gì hết, đánh lụi luôn”.
Vậy bây giờ làm sao?
Bí quyết cực kỳ đơn giản nhé, chỉ cần làm ngược lại với những
nguyên nhân làm mình cảm thấy hoa mắt, chóng mặt đó thôi.
- Nghe nhiều lên!
Nghe mỗi ngày, mọi lúc và mọi nơi. Và đây, 5 tuyệt chiêu nghe tiếng Anh thần
thánh.
- Nội dung nghe ngày
càng dài lên. Nghe những đoạn hội thoại ngắn rồi nghe những đoạn hội
thoại dái dần, bài phát biểu, chương trình thời sự (CNN, BBC, VOA) dài ít nhất 30
phút.
- Tập tư duy bằng
tiếng Anh. Xem tại đây nhé.
- Nghe thụ động.
Bật BBC radio, nghe khoảng 2h/ ngày,
không cần hiểu, vừa nghe vừa làm việc khác, nghe đến mức không bị nhức
đầu, phân biệt được các từ, quen với các âm mà vẫn tập trung làm được việc khác
là đạt!
Nghe nhiều, nghe dài, nghe hoài là bí quyết để bạn có thể tự
trang bị cho bản thân khả năng chiến đấu với bài nghe dài, liên tục mà không
cảm thấy mệt mỏi. Yếu tố tiếp là
tập trung!
2. Phớt lờ những quấy rầy khi tập
trung.
Mỗi nội dung trong bài nghe TOEIC kéo dài từ 30 giây đến tầm
2 phút. Một người lớn khoẻ mạnh bình thường thì thời gian tập trung trung bình là
5 phút.
Phần cứng bên trong
cho sự tập trung bạn biết là bạn có thừa. Vậy chỉ còn yếu tố bên ngoài thôi.
Những yếu tố bên ngoài gây xao nhãng khi nghe thường gặp là:
- Băng nghe không rõ
- Tiếng động bên ngoài
- Nhiều người đi qua đi lại
- Còn 1 lý do nữa: Buồn ngủ
Để loại bỏ triệt để
những yếu tố này thì chả có cái cách quái nào cả. Bạn phải sống chung với lũ,
quen dần với nó, kệ nó.
Để làm được như
vậy, thì môi trường lúc nghe hết sức quan trọng. Nghe trong phòng tĩnh lặng,
một mình, không ai quấy rầy? KHÔNG ĐƯỢC LÀM NHƯ THẾ!
Ủa là sao? Thằng
cha này có hâm không? Mọi người đều bảo phải tìm nơi yên tĩnh mà học hành
mà? Đúng! Đấy là số đông. Làm khác với số đông là cách mà người ta thành công.
Hãy luyện nghe
Tiếng Anh trong điều kiện khắc nghiệt. Một trong những nơi ồn ào nhất tôi
từng ngồi nghe tiếng Anh là:
- Ghế đá công viên
- Hành lang thư
viện
- Gần cửa ra vào
của Circle K
Nếu bạn quen với
những môi trường này, thì điều kiện lý tưởng trong phòng thi là quá tuyệt vời.
Nếu trong phòng thi có xảy ra những sự kiện ngoài ý muốn thì bạn vẫn tập trung
được như thường.
Một giờ trưa, căng
da bụng … Buồn ngủ quá. Vậy mà còn phải nghe bài nghe dài 45’, chẳng trách anh
bạn kế bên tôi ngồi ngủ ngon lành trong phòng thi.
Để kiểm soát cơn
buồn ngủ điên cuồng trong lúc nghe thì 1 lần nữa, phải quen với nó. Khác với
những người khác chọn lúc tỉnh táo mà nghe tiếng Anh. Tôi chọn lúc BUỒN
NGỦ NHẤT để bật băng lên mà nghe. Ba thời điểm buồn ngủ vật vả bạn nên
chọn để tập làm quen nè:
- 13:30 trưa, khi
vừa “căng da bụng”
- 21:30 tối, mắt
díp lên díp xuống
- 6:30 sáng, ngủ
dậy còn mơ màng
Ngược đời vậy đó,
mà hiệu quả lắm. Thử chừng vài tuần, bạn sẽ tận hưởng cảm giác “càng nghe càng
tỉnh” tại vì nếu không tỉnh thì chỉ có nước gục xuống mà ngủ.
3. Nắm rõ cấu trúc và hiểu đề thi trong
lòng bàn tay
Ối giời! Ai thi
TOEIC mà chẳng biết bài nghe TOEIC có 4 phần với 100 câu hỏi.
Đúng, chính xác,
nhưng bạn có đủ “hiểu” và tự tin trả lời được các câu hỏi sau không:
- Điểm khác biệt giữa các phần?
Cách luyện nghe cho từng phần?
Cần tập trung nghe gì cho mỗi phần?
Kỹ thuật làm bài tốt nhất cho các phần?
Cách kiếm điểm dễ dàng nhất?
Những bẫy thường gặp trong phần nghe?
Hãy theo dõi các
bài viết trên website để có câu trả lời hợp lý nhất nhé các bạn