Bài 18: Bị động


Trong tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động. Chúng ta hãy cùng học các kiến thức liên quan để sử dụng thành thạo câu bị động nhé.
1. Bị /Thụ động cách là cách đặt câu trong đó chủ ngữ đứng vai bị động.
Ví dụ:
1. Chinese is learnt at school.
2. A book was bought.
Chú ý: Điều kiện để có thể chuyển câu chủ động sang bị động:
Thứ 1: Câu chủ động phải xác lập có được tân ngữ. (object)
Thứ 2: Câu chủ động phải có Ngoại động từ. (transitive verbs)
2. Qui tắc Câu bị động.
a. Động từ của câu bị động: To be + Past Participle (PII).
b. Tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động
c. Chủ ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của giới từ “BY”
Chủ động : Subject +  Verb + Object
Bị động: Subject +To  Be + Past Participle(động từ dạng phân từ quá khứ) + BY + Object
Ví dụ:
The farmer drinks tea everyday. (Active-chủ động)
Tea is drunk by the farmer everyday. (Passive-bị động)
3. Khi một ngoại động từ ở chủ động có hai tân ngữ, một trực tiếp và một gián tiếp (nhóm tặng biếu), có thể chuyển thành hai câu bị động.
Ví dụ:
I gave him an apple.
An apple was given to him.
He was given an apple.
4. Một số câu đặc biệt phải dịch là “Người ta” khi dịch sang tiếng Việt.
Ví dụ:
It is said that = people say that ; (Người ta nói rằng)
It was said that = people said that. (Người ta nói rằng)
Một số động từ được dùng như trên: believe, say, suggest, expect, …
5. Ta dùng động từ nguyên thể trong thể bị động:
TO BE + PAST PARTICIPLE để chỉ một ý định hay sự bắt buộc hoặc sự không thể được.
Ví dụ:
This exercise is to be done.
This matter is to be discussed soon.
6. Sau những động từ: to have, to order, to get, to bid, to cause hay một động từ chỉ về giác quan hoặc cảm tính, ta dùng Past Participle (Tham khảo phần Bảng động từ bất quy tắc) bao hàm nghĩa như bị động:
Ví dụ:
We had our photos taken.
We heard the song sung.
We got tired after having walked for long.
7. Bảng chia Chủ động sang Bị động:
Simple present(thì hiện tại đơn)
do
done
Present continuous(thì hiện tại tiếp diễn)
is/are doing
is/are being done
Simple Past (thì quá khứ đơn)
did
was/were done
Past continuous(thì quá khứ tiếp diễn)
was/were doing
was/were being done
Present Perfect(thì hiện tại hoàn thành)
has/have done
has/have been done
Past perfect (thì quá khứ hoàn thành)
had done
had been done
Simple future(thì tương lai đơn)
will done
will be done
Future perfect(thì tương lai hoàn thành)
will have done
will have been done
is/are going to ( thì tương lai gần)
is/are going to do
is/are going to be done
Can
can, could do
can, could be done
Might
might do
might be done
Must
must do
must be done
Have to
have to do
have to be done
8. Một số Trường hợp đặc biệt khác:
Một số động từ đặc biệt: remember; want; try; like, hate …
Ví dụ:
I remember them taking me to the zoo. (active)
I remember being taken to the zoo.(passive)
Ví dụ: She wants her sister to take some photogtaphs.(active)
She wants some photographs to be taken by her sister. (passive)
Ví dụ: She likes her boyfriend telling the truth. (active)
She likes being told the truth by her boyfriend. (passive)
9. Một số Trường hợp đặc biệt nguyên mẫu có TO: “Suppose”; ” see”; “make”;
Ví dụ:
You are supposed to learn English now. (passive)
= It is your duty to learn English now. (active)
= You should learn English now. (active)
Ví dụ: His father makes him learn hard. (active)
He is made to learn hard. (passive)
Ví dụ:
You should be working now.(active)
You are supposed to be working now.(passive)
Ví dụ:
People believed that he was waiting for his friend (active).
He was believed to have been waiting for his friend.(passive)